Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nghiên cứu về làng gốm nổi tiếng Bát Tràng

Nghiên cứu về làng gốm nổi tiếng Bát Tràng

1. Mấy nét về làng gốm Bát Tràng xưa và nay
 
 Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo các thư tịch cổ, nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ XV dưới thời Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi: Bát Tràng có tên là Xã Bát, làng Bát từ đời nhà Trần. Như vậy, suốt hơn 500 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Trong lịch sử, những loại gốm quý và độc đáo của nước ta, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đều đã được sản xuất ở Bát Tràng. Từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, một khối lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Nhật Bản, Malaixia, Thái Lan và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Nhìn chung, đồ gốm Bát Tràng là một trong những mặt hàng được người nước ngoài ưa chuộng.
 
 Bước vào thời kỳ đổi mới (1986 đến nay), trong cơ chế thị trường, nghề gốm của Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm trong xã, mà còn thu hút hàng ngàn lao động làm thuê từ các tỉnh khác đến, như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... Những năm gần đây, xuất khẩu của làng gốm Bát Tràng đạt khoảng 20 triệu USD hàng năm. Hiện nay, Bát Tràng có hơn 200 công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ gốm.
 
 Thời gian qua, nhiều khách trong và ngoài nước đến làng gốm Bát Tràng tham quan, tìm hiểu cách thức chế tác các sản phẩm gốm. Với nhiều khách du lịch, đó là cơ hội để có được những món đồ lưu niệm mang nhiều ý nghĩa kinh tế - văn hóa của một làng nghề truyền thống. Với doanh nhân, họ có thể tìm thấy ở đó những cơ hội đầu tư kinh doanh.
 
 2. “Ôn cố tri tân” từ việc nghiên cứu làng gốm Bát Tràng xưa và nay
 
 - Nghiên cứu làng nghề Bát Tràng truyền thống không chỉ góp phần dựng lại diện mạo kinh tế Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử mà còn giúp người dân Thủ đô và cả nước thấy được sự phát triển tiếp nối của nó theo tiến trình thời gian. Mặt khác, chính sự đa dạng của các sản phẩm văn hóa vật thể từ làng gốm Bát Tràng qua giao lưu kinh tế, yếu tố văn hóa đã lan toả góp phần tạo nên sức sống văn hóa của cả dân tộc và in đậm bản sắc văn hóa của Thăng Long - Hà Nội. Điều đó có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc và cũng là niềm tự hào của người dân Hà Nội về truyền thống lịch sử của mình.
 
 - Nghiên cứu về làng gốm Bát Tràng trong lịch sử cần làm rõ nghề thủ công truyền thống tự nó đã bao hàm hai yếu tố cơ bản: truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp. Những sản phẩm gốm được sản xuất ra đã mang tính cá biệt về phong cách của mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng văn hóa của mỗi làng nghề, hay nói cách khác, yếu tố văn hóa tinh thần đã kết tinh trong văn hóa vật thể. Bàn tay tài khéo của thợ gốm Bát Tràng đã tạo ra những sản phẩm: độc bình, chân đèn, đôn, bình vôi, nậm rượu, choé, ấm... bằng gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam... độc đáo. Những sản phẩm này được tạo dáng và trang trí với những con rồng, những hoa văn đắp nổi, khắc chìm hoặc trổ thủng với những màu sắc đa dạng. Men sử dụng trong chế tác các sản phẩm gốm có men trắng ngà cổ truyền và nhiều men màu khác. Trong chế tác, những nghệ nhân đã vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo nên những sản phẩm độc đáo về màu sắc. Việc tìm đất, chọn nguồn đất nguyên liệu thích hợp, tạo các loại men từ tro, đất phù sa, đá màu, rỉ đồng, rỉ sắt, cùng sự cải tiến kỹ thuật lò nung đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân và thợ gốm ở làng gốm Bát Tràng qua nhiều thế hệ.
 
 Sản phẩm của nghề gốm truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền từ đời này sang đời khác. Thực tế cho thấy, những sản phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh tế hay vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày của dân cư, nó còn là những sản phẩm mỹ nghệ, biểu hiện cho sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa của dân tộc.
 
 Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm đó mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng. Những sản phẩm đó đã được thử thách qua thời gian, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển cùng với sự bổ sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu cho những sản phẩm cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau đó. Thực tế, sản phẩm gốm thủ công nhiều khi lại khác hẳn bản mẫu. Người thợ giỏi, đặc biệt là nghệ nhân có thể tự do sáng tạo ngay trong quá trình tạo tác sản phẩm. Nghệ nhân, thợ cả ở đây vừa đóng vai trò là người quản lý, chỉ đạo sản xuất, vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Giá trị của mỗi sản phẩm gốm thủ công được khách hàng nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật. Các sản phẩm đó vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
 
 Ở làng gốm Bát Tràng, trong sản xuất hầu hết đều sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời với kỹ thuật sản xuất riêng, bao gồm nhiều công đoạn từ khai thác, chế biến nguyên liệu đến hoàn chỉnh sản phẩm để bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Người thợ thủ công sản xuất hàng thủ công, trước hết từ mục đích kinh tế cho nên sản phẩm thủ công truyền thống tự thân đã là hàng hóa, nhưng bên cạnh đó, nó còn hội tụ những yếu tố nghệ thuật. Từ làng gốm Bát Tràng cho thấy, tuy đều sử dụng kỹ thuật chung của nghề nhưng từng công đoạn kỹ thuật thì mỗi người, mỗi nhà một khác. Thực tế, làng nghề nào cũng biết cách ứng dụng kỹ thuật chung ấy theo phương pháp riêng của mình. Riêng thủ pháp nghệ thuật thì còn đa dạng hơn nữa, nó tùy theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của từng nghệ nhân. Điều đó giải thích tại sao làng nghề này không thay thế được làng nghề kia, hay mỗi nghệ nhân có những nét độc đáo riêng cho dù ở làng nghề đó, những nghệ nhân cùng làm một nghề, cùng chế tác một loại sản phẩm. Kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt trong kỹ thuật và thủ pháp nghệ thuật của mỗi gia đình, dòng họ, của mỗi làng nghề thường nằm trong tay những nghệ nhân, những thợ cả được truyền từ đời trước sang đời sau.
 
 Khi đất nước bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính kế thừa, tính liên tục, tính phát triển sẽ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết với quy trình sản xuất gốm ở Bát Tràng. Thực tế, trước khi có nền sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa thì mọi sản phẩm được tạo ra bởi óc sáng tạo, bởi bàn tay của những thế hệ thợ thủ công với các loại công cụ lao động thô sơ. Có thể cho rằng, khi đó mọi giá trị vật chất và tinh thần đều là sản phẩm thủ công, được hội tụ ở các sản phẩm thủ công. Đến thời hiện đại, máy móc đã thay thế phần lớn sức lao động của con người song sản xuất thủ công cũng không mất đi, chúng tồn tại song song với công nghệ và sản phẩm hiện đại. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị hiện đại, sản xuất truyền thống càng có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh hơn. Nghề thủ công với những sản phẩm tinh xảo và “bàn tay vàng” của các nghệ nhân, của những người thợ thủ công vẫn có chỗ đứng, có vai trò quan trọng trong xã hội.
 
 Do vậy, với các làng nghề truyền thống, cần chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo; đồng thời tập trung đổi mới phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc điểm sản xuất của các làng nghề.
 
 - Nhìn chung, vai trò của nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề đối với nghề và làng nghề là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề, hay ít nhất cũng không có làng nghề nổi tiếng. Chính tài năng của những người thợ - nghệ nhân với những đôi “bàn tay vàng” của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo, những sản phẩm văn hóa có sức sống lâu dài và tiêu biểu cho những nét độc đáo của làng nghề địa phương và của cả dân tộc. Chính những người thợ - nghệ nhân đã giữ cho làng nghề tồn tại và phát triển.
 
 Vì vậy, cần có chính sách tôn vinh nghệ nhân, doanh nhân và những người thợ tài năng. Trong bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay, việc khuyến khích những nghệ nhân, những người thợ tài năng dạy nghề, truyền nghề cho các thế hệ sau nhằm tiếp tục nuôi dưỡng ngành nghề truyền thống, góp phần tạo thêm những sản phẩm mới ngày càng đa dạng đáp ứng yêu cầu tiêu dùng xã hội và xuất khẩu cũng là một cách thức tôn vinh những con người tài hoa ấy.
 
 Đối với doanh nhân, về mặt xã hội, không thể nhìn nhận hoạt động của họ đơn thuần chỉ vì mục đích lợi nhuận, mà cần thấy ở đây lòng yêu nước, tính cộng đồng của tầng lớp doanh nhân mới. Do vậy, cần tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho doanh nhân và doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Các doanh nhân phải được tôn trọng, phải được đảm bảo những quyền cơ bản như hiến pháp đã quy định với doanh nghiệp và công dân để họ có thể phát huy tài năng, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Những lợi ích chính đáng của họ phải được Nhà nước bảo vệ, cống hiến của họ phải được xã hội tôn vinh. Thực tế, cần có pháp lý cụ thể để tạo lập môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, phải đảm bảo bốn yêu cầu. Đó là, phải nhất quán về quan điểm, chủ trương; phải đồng bộ giữa các khâu, các ngành quản lý nhà nước; phải ổn định trong thời gian dài để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh; phải được cơ quan chức năng thi hành đúng đắn. Đó là cơ hội cho những doanh nhân tự khẳng định được mình và không ngừng vươn lên trong thương trường.
 
 - Trong sự phát triển của làng gốm Bát Tràng, chợ làng xa xưa có ý nghĩa tích cực với đời sống làng, khi sản xuất hàng hóa phát triển nó sẽ phá vỡ tính biệt lập, khép kín về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng làng xã, tạo điều kiện cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa của làng nghề với các vùng khác. Chợ là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế và còn phản ánh cả yếu tố văn hóa - xã hội.
 
 Thực tế cho thấy, việc tìm hiểu chợ quê đã được nhiều nhà xã hội học, khách du lịch cả trong và ngoài nước tiếp cận tìm hiểu ở nhiều khía cạnh như, tập trung vào việc tìm hiểu nguồn gốc xã hội của chợ quê; cấu trúc xã hội của các quan hệ thương mại và hành vi ứng xử của chủ thể kinh tế tại chợ quê; tìm hiểu những kiểu, mô hình hành vi kinh tế khác nhau trước tác động của những yếu tố can thiệp (giá trị xã hội, chuẩn mực, thể chế, tập quán, tâm lý xã hội...). Đặc biệt là sự vận động xu hướng phát triển của chợ đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống gắn với việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế trong hoạt động cộng đồng.
 
 Những năm gần đây, ở Bát Tràng và một số làng nghề truyền thống, chợ làng đã phát triển thành những trung tâm thương mại - dịch vụ. Đó là kết quả của quá trình tự vận động dựa vào nội lực của cộng đồng và khi chính sách của Nhà nước hướng đến quá trình mở cửa nền kinh tế và phát triển thị trường nông thôn. Trong quá trình ấy, thương nhân và các chủ sản xuất đã nắm bắt được những cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh. Quá trình tham gia vào những quan hệ thị trường đã giúp cả thương nhân và người sản xuất đều hướng tới hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Thị trường mở cửa, cùng với những luồng hàng hóa là những cá nhân hay nhóm kinh doanh bên ngoài xâm nhập vào chợ quê, chợ làng. Hàng hóa tại chợ giờ đây là sản phẩm của khắp mọi làng xã trong vùng, trong cả nước, hàng ngoại nhập... Điều đó đã dẫn đến sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt. Nhưng điều đó cũng chỉ dẫn cho cả người sản xuất và người buôn bán tiến hành đổi mới, cải tiến, phát triển và khai thác những sản phẩm mang đặc trưng của địa phương cung cấp cho thị trường bên ngoài, chủ động mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác những mặt hàng mới, có giá trị, hợp thị hiếu của người dân.
 
 - Làng gốm Bát Tràng còn là môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội có truyền thống lâu đời. Vì vậy, yếu tố văn hóa đậm nét của những sản phẩm gốm thủ công truyền thống đã tạo nên vị trí quan trọng của các sản phẩm này trên thị trường và trong giao lưu kinh tế quốc tế. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật được truyền từ đời này sang đời khác, hội tụ kinh nghiệm ở những thế hệ nghệ nhân tài năng với các sản phẩm mang bản sắc riêng của mình nhưng vẫn đậm tính tiêu biểu và độc đáo của dân tộc. Môi trường văn hóa làng nghề truyền thống với khung cảnh làng quê có cây đa, bến nước, con đò, có đình, chùa, miếu, mạo... cùng các hoạt động lễ hội, những phong tục tập quán, nếp sống mang đậm màu sắc dân gian đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của truyền thống văn hóa làng quê Việt Nam. Tất cả những cái đó đã tạo ra không gian văn hóa thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ những nhà nghiên cứu văn hóa, khách tham quan du lịch đến các thương gia trong nước và quốc tế.
 
 Như vậy, làng gốm Bát Tràng còn ẩn chứa những tiềm năng du lịch rất lớn. Thực sự nó đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc và hàm chứa những tiềm năng để mở mang phát triển du lịch và các hoạt động dịch vụ khác. Do vậy, việc xem xét và đánh giá những tiềm năng du lịch của các làng nghề truyền thống nói chung có ý nghĩa thực tiễn đối với sự tồn tại và phát triển của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
 
 Kinh nghiệm cho thấy, để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch đối với các làng nghề cần có những biện pháp tác động tích cực từ phía Nhà nước. Đó là việc tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề; sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý; sự gắn kết các hoạt động thương mại, du lịch, sản xuất của làng nghề đặt trong quá trình phát triển mang tính tổng thể của Hà Nội. Trong đó cần chú ý bảo lưu, phát huy nghề truyền thống gắn với những sắc thái văn hóa đa dạng của địa phương để tạo môi trường thuận lợi thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
 
 Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, làng nghề truyền thống Bát Tràng có nhiều lợi thế để phát triển. Sự phát triển của làng nghề sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thêm thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm mới làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nông thôn. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề sẽ tăng thêm sức mạnh cội nguồn, để mỗi người Việt Nam yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản, bản sắc văn hóa Việt Nam và còn làm tăng những giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế./.
  
(Thanglonghanoi/Vietnam+)







www.gomsubattrang.info: cung cấp Gốm Sứ Bát Tràng : Ấm chén, Cốc, Bộ đồ ăn có in nội dung logo làm Quà Tặng, Quà Biếu,

www.gomsubattrang.info: cung cấp Gốm Sứ Bát Tràng : Ấm chén, Cốc, Bộ đồ ăn có in nội dung logo làm Quà Tặng, Quà Biếu,
ấm chén bát tràng, cốc sứ bát tràng, gốm sứ bát tràng in logo lam qua tang , giá gốc tại bát tràng
Gom su cao cap bat trang, gom su bat trang cao cap, www.gomsuhoanmy.com or www.gomsubattrang.info
www.gomsubattrang.info Gom su cao cap bat trang, gom su bat trang cao cap in logo
Nhà sản xuất và cung cấp gốm sứ quà tặng cao cấp Bát Tràng đồng bộ và chuyên nghiệp nhất . Chuyên nghiệp từ khâu thiết kế mẫu theo yêu cầu khách hàng, sản xuất demo sản phẩm và sản xuất đại trà .
 Kính gửi quý khách hàng
Gốm sứ Hoàn Mỹ một thương hiệu gốm sứ uy tín, một thương hiệu gốm sứ bát tràng lâu đời. Chúng tôi chuyên sản xuất ấm chén bát tràng, cốc sứ bát tràng , đĩa sứ bát tràng men trắng để in logo, hình ảnh làm quà tặng, quà biếu quà khuyến mại.
Các sản phẩm sứ bát tràng cao cấp của chúng tôi được sản xuất trên dây truyền hiện đại, nguyên liệu đất cao lanh cao cấp, vật liệu được khai thác trực tiếp từ tự nhiên đã qua sử lý và nung với nhiệt độ cao trên 1500 độ C, đã loại bỏ hoàn toàn tạp chất, khử hoàn toàn tính kim loại, chì trong các sản phảm sứ cao cấp. Do vậy quý khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, an toàn với sức khoẻ , sử dung tốt trong lò vi sóng , bền vĩnh cửu theo thoi gian.
Với vai trò là đơn vị trực tiếp sản xuất và đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, Hoàn mỹ Ceramic có thể đáp ứng mọi nhu cầu, mọi quy mô của khách hàng. Chúng tôi phục vụ mọi đơn hàng một cách đồng bộ và chuyên nghiệp từ khâu thiết kế mẫu, sản xuất demo và tiến tới sản xuất đại trà.







Phải nói rằng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp chính là ưu thế tuyệt đối của Hoàn Mỹ Ceramic so với các đơn vị khác. Chúng tôi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực gốm sứ quà tặng, nếu để ý quý khách sẽ thấy, hầu hết các sản phẩm gốm sứ của các đơn vị khác đều lấy mẫu mã của chúng tôi (một cách trực tiếp hoạc gián tiếp). Điều này khiến Hoanmy Ceramic không ngừng tìm tòi đầu tư nghiên cứu để sáng tạo các sản phẩm mới nhằm khẳng định vị thế trên thi trường.
Chúng tôi cung cấp phục vụ các sự kiện lớn của đất nước trong năm vừa qua như sau:
1. Quà tặng gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng in logo phục vụ các đoàn thể: đại hội công đoàn các công ty, tổ chức, đại hội đảng bộ các cấp, đại hội thi đua yêu nước, đại hội điển hình tiên tiến ngành, công ty…
2. Quà tặng gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng, cốc sứ trắng in logo, đĩa sứ trắng in ảnh phục vụ lễ kỷ niệm thành lập công ty, quà tặng cho lễ khánh thành, khai trương cửa hàng, doanh nghiệp, Quà tặng khuyến mại, hội nghị khách hàng …
3. Quà tặng gốm sứ bát tràng, ấm chén bát tràng, cốc sứ trắng in logo nhân dịp các sự kiện lớn trong năm như: quà tặng năm mới, quà tết cho công nhân, nhân viên, quà tặng đối tác, khách hang …

Mọi quan tâm của quý khách hàng xin vui lòng truy cập website : www.gomsuhoanmy.com or www.gomsubattrang.info để biết thêm chi tiết

Kể từ ngày 1/7/2010 để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa và mở rộng lượng băng thông truy cập, Hoàn mỹ Ceramic khai trương tên miền www.gomsubattrang.info . Ngoài việc giới thiệu các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp mình, www.gomsubattrang.info còn là cổng thông tin điện tử sưu tầm nhiều thông tin hữu ích về gốm việt nam, gốm sứ bát tràng cao cấp, các kinh nghiệm sử dung và chọn lụă gốm sứ, các bài khảo cứu về làng nghề gốm sứ bát tràng. Có thể nói www.gomsubattrang.info là một cuốn sách điện tử chứa đựng những kiến thức phong phú về gốm sứ bát tràng đương đại, của làng nghề gốm sứ bát tràng giứa thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Hoạc vui lòng liên hệ:
Phụ trách kinh doanh:
Lương Hoàng (Mr)
Mobile: 0979 141 031
Email: hoang310@gmail.com
Or:      hoang310@gomsuhoanmy.com

Hoanmy Ceramic:
Showroom số 51 Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 04 3874 0201
Email: gomsuhoanmy@gmail.com
Or:      lienhe@gomsuhoanmy.com
Websie: www.gomsuhoanmy.com
Or:        www.gomsubattrang.info 
Cảm ơn quý khách hàng !



[center][img]http://cB2.upanh.com/21.433.28382931.5fB0/gomsubattrangamchenquatang1.jpg[/img]

[img]http://cB3.upanh.com/21.433.28382932.iUR0/gomsubattrangamchenquatang2.jpg[/img]

[img]http://cB4.upanh.com/21.433.28382933.UFT0/gomsubattrangamchenquatang3.jpg[/img]

[img]http://cB7.upanh.com/21.433.28382936.UiD0/gomsubattrangamchenquatang4.jpg[/img]

[img]http://cB9.upanh.com/21.433.28382938.WRh0/gomsubattrangamchenquatang5.jpg[/img][/center]







Coc Su Bat Trang , Lọ hoa men kết tinh, Ấm chén BÁT TRÀNG

Coc Su Bat Trang , Lọ hoa men kết tinh, Ấm chén BÁT TRÀNG, Quà tặng gốm sứ, Đặt hàng quà tặng, Gom su bat trang
[center][IMG]http://i109.photobucket.com/albums/n43/hoang310/catalog2.jpg[/IMG] [/center]

Coc Su Bat Trang -- Ấm Chén BÁT TRÀNG -- Đặt Hàng Quà Tặng -- Gom su bat trang www.gomsubattrang.info, www.gomsuhoanmy.com
Ấm chén Bát Tràng giá rẻ | Thủ công mỹ nghệ, www.gomsubattrang.info
Ấm chén Bát Tràng - chất lượng cao cấp - Uy tín - Nhiệt tình - Mua sắm thật nhanh, thật thích ...quà tặng , quà biếu ,đồ dùng dùng hàng ngày, www.gomsubattrang.info
Công ty chuyên nhận in logo, ảnh mà trên sứ: biến mỗi sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, đĩa sứ, ly tách, ca cốc...) trở thành những món quà sang trọng cho các hội nghị, quà tặng nhân dịp Lễ Tết, quà tặng nhân ngày thành lập cơ quan,ngày 30-4,27-7,các ngày đơn vị được nhận danh hiệu Anh Hùng Lao Động, quà khuyến mãi và quà tặng quảng cáo...


Chúng tôi tin rằng, với nhưng ưu điểm của quà tặng gốm sứ đó là những sản phẩm mang tính truyền thống, giá trị văn hoá thẩm mỹ cao, tiết kiệm sẽ hoàn toàn phù hợp với sự kiện của quý khách hàng.
Mọi qua tâm của quý khách hàng xin vui lòng truy cập website : www.gomsuhoanmy.com or www.gomsubattrang.info để biết thêm chi tiết
Hoạc vui lòng liên hệ:
Phụ trách kinh doanh:
Lương Hoàng (Mr)
Mobile: 0979 141 031

Hoanmy Ceramic:
Showroom số 51 Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 04 3874 0201
Or:      lienhe@gomsuhoanmy.com
Or:        www.gomsubattrang.info 
Cảm ơn quý khách hàng !

 








www.gomsubattrang.info: cung cấp Gốm Sứ Bát Tràng : Ấm chén, Cốc, Bộ đồ ăn có in nội dung logo làm Quà Tặng, Quà Biếu,
ấm chén bát tràng, cốc sứ bát tràng, gốm sứ bát tràng in logo lam qua tang , giá gốc tại bát tràng
Gom su cao cap bat trang, gom su bat trang cao cap, www.gomsuhoanmy.com or www.gomsubattrang.info
www.gomsubattrang.info Gom su cao cap bat trang, gom su bat trang cao cap in logo
Nhà sản xuất và cung cấp gốm sứ quà tặng cao cấp Bát Tràng đồng bộ và chuyên nghiệp nhất . Chuyên nghiệp từ khâu thiết kế mẫu theo yêu cầu khách hàng, sản xuất demo sản phẩm và sản xuất đại trà .
[center]
[IMG]http://i109.photobucket.com/albums/n43/hoang310/gom-su-bat-trang-lo-hoa-men-ket-tinh-1.jpg[/IMG] [IMG]http://i109.photobucket.com/albums/n43/hoang310/gom-su-bat-trang-dia-su-in-anh-1.jpg[/IMG] [IMG]http://i109.photobucket.com/albums/n43/hoang310/gom-su-bat-trang-coc-su-in-logo-1.jpg[/IMG] [IMG]http://i109.photobucket.com/albums/n43/hoang310/gom-su-bat-trang-am-chen-qua-tang-1.jpg[/IMG]
 [/center]

Đi xe trâu khám phá làng gốm Bát Tràng

Đi xe trâu khám phá làng gốm Bát Tràng

- chuyên mụcĐời Sống|Du Lịch|


“Tôi đã được xem múa rối nước và bây giờ là đi xe do trâu kéo, rất đặc biệt, rất Việt Nam, chỉ ở Việt Nam mới có” - bà Michicô (du khách người Nhật) thốt lên. Còn cô con gái của bà Michicô là cô Mayumi thì vừa cười, vừa đưa tay xoa nhẹ đầy âu yếm vào lưng con trâu như để tạm biệt nó trước lúc rời khỏi làng gốm.

Du khách trong và ngoài nước khi đến làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đều cảm thấy thích thú khi được đi trên những cỗ xe do trâu kéo thư thả tham quan làng nghề. Giờ đây Bát Tràng không chỉ được biết đến là một làng chuyên sản xuất các mặt hàng gốm sứ mà còn được biết đến như một vùng đất mang phong cách du lịch độc đáo: đưa con trâu vào làm du lịch.

Người khởi xướng ra phương tiện xe trâu phục vụ khách du lịch Bát Tràng là anh Nguyễn Minh Hải, sinh năm 1970, người làng Bát Tràng, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải, cũng là một trong hai đơn vị chủ quản của phương tiện này tại Bát Tràng. Đi lên từ đôi bàn tay trắng, anh Hải đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh gốm sứ - nghề truyền thống lâu đời của làng quê. Trong những tháng ngày ngược xuôi trong nước và ra cả nước ngoài quảng cáo hàng cho công ty, anh chợt nghĩ: Gốm, sứ thì nhà ai cũng có cả, muốn được nhiều người biết, tìm đến và nhớ đến công ty thì phải có cái gì mới lạ, hấp dẫn, độc đáo. Thế là ý tưởng làm xe do trâu kéo phục vụ khách du lịch nảy sinh. Anh chọn trâu mà không dùng bò hoặc ngựa bởi lẽ con trâu đã gắn bó thân thuộc với làng quê, với người nông dân cả nghìn đời nay. Anh bảo hồi đi học cấp 3 đã từng nghe câu thơ của một thi sĩ: “Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn/ Đủng đỉnh về nơi quê hương mới lạ”. Ngờ đâu, lớn lên được chứng kiến cảnh này thật thú vị.
Thế rồi anh Hải cũng những lái trâu có kinh nghiệm lặn lội lên miền ngược để “tuyển lựa” trâu. Tiêu chuẩn chọn trâu kéo xe được đề ra khá khắt khe. Trâu phải là trâu đực to, khỏe, vóc dáng đẹp, sừng dài, cong đều, nước da đen bóng, thuần tính... Sau nhiều ngày săn tìm, đôi trâu mộng ưng ý nhất được lái đưa về từ Sơn La. Tuy nhiên, để huấn luyện được trâu làm du lịch cũng không phải là chuyện dễ, bởi trâu quen với núi rừng, ruộng nương, đường bản, nay lại bắt nó chở người đi dạo phố, rồi suốt ngày phải tiếp xúc với nhiều người, chịu đựng khói bụi, tiếng còi ôtô, xe máy, đi lại theo lịch trình... Suốt hai tháng ròng người ta dắt trâu đi đi, lại lại theo một lộ trình đã định sẵn trong làng để trâu vừa thuộc đường, vừa quen tai những âm thanh vốn xa lạ với chốn núi rừng như tiếng còi xe, tiếng máy công nông..., quen mắt với các sắc màu rực rỡ, lòe loẹt vốn hay làm cho trâu giật mình mà phi nước đại như điên. Không những thế, vừa đi, người lái xe vừa phải vỗ về, trò chuyện với trâu như người bạn. Phải tốn rất nhiều mồ hôi và công sức thì những chú trâu sau một thời gian huấn luyện mới trở nên lành nghề, thạo việc. Khi nghe những tiếng “vắt” (là rẽ trái), “diệt” (là rẽ phải), “họ” (là dừng lại), chú trâu như “hiểu” được tiếng người, nên lúc thì rẽ trái, rẽ phải, lúc thì dừng lại cho khách mua hàng, hay chụp ảnh răm rắp theo hiệu lệnh.
Đi xe trâu khám phá làng gốm Bát Tràng
Khám phá phố phường Bát Tràng trên xe trâu
Chiếc xe trâu được đóng mới có sàn và sườn xe làm bằng gỗ chắc chắn, có mái che và ghế ngồi cho khoảng 10 - 12 du khách, bộ chuyển động được dùng từ bộ bánh hơi của xe ô tô, với giá gần 20 triệu. Mỗi khi đủ khách là xe chạy (khoảng 10 - 12 người). Với mức giá 5USD/người cho mỗi tour du lịch trọn gói bằng xe trâu,
khách du lịch được miễn phí tham quan vào các xưởng gốm, nhà cổ, nhà trưng bày, chợ... và khi khách muốn dừng lại tại đâu, chủ xe sẽ đứng chờ bao lâu là tùy thuộc vào khách. Còn đi theo giờ là 45.000 - 50.000 đồng/ người.
Khiếm khuyết lớn nhất của trâu là mùi mồ hôi, do vậy cứ sau hai lượt kéo người ta lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xức nước hoa cẩn thận. Ngay cả thức ăn, nước uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng để trâu đảm bảo sức khỏe, không bệnh tật. Thường là cỏ non đồng bãi, cháo gạo, cám ngon.
Anh Đàm Văn Phúc - một nông dân chính hiệu với thâm niên chăn bò, chăn trâu, cho biết: Mỗi buổi sáng, anh phải thức dậy từ rất sớm để chăm sóc cho chú trâu của mình. Ăn uống xong, trâu được ông chủ chải chuốt lại lông rất cẩn thận và xịt nước hoa thơm phức. Móng chân của trâu cũng được kiểm tra lại lần cuối trước khi “xuất trận”. Chú trâu được chiều chuộng chẳng khác nào một con vật cưng.








Chiếc xe trâu di chuyển chậm rãi, túc tắc, đủng đỉnh, thơ thẩn chẳng vội vàng như ru hồn lữ khách về với cội nguồn của chốn tĩnh lặng, yên bình. Cuộc sống thường ngày của người dân làng gốm hiện ra trước mắt sinh động và gần gũi. Những cửa hàng bán đồ gốm đủ màu sắc, chủng loại chầm chậm trôi qua trước mắt mọi người như một đoạn phim quay chậm, phô bày hết tất cả những gì đã làm nên danh tiếng gốm Bát Tràng, khiến mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từng chiếc xe máy chở hàng về Hà Nội đang bon bon trên đường, các chồng hàng gởi đi xa được đóng kiện một cách cẩn thận. Những con ngõ nhỏ hút sâu của làng gốm, những bờ tường gạch rêu phong dãi dầu mưa nắng..., khiến lòng người bỗng nhiên thấy hoài cổ, thấy nhớ và yêu da diết làng quê Việt.
Ngồi trên xe, du khách vừa trò chuyện rôm rả vừa có thể chụp ảnh. Bà Koide Yoko (du khách Nhật Bản) không giấu nổi cảm xúc của mình khi được đi xe trâu nên hỏi phiên dịch đủ thứ chuyện. “Tôi cứ tưởng nó đi nhanh lắm, ai ngờ lại đi rất chậm nên thật thú vị. Trâu bước những bước đi chậm rãi, còn người cũng thảnh thơi ngắm phong cảnh” - bà Koide Yoko cho biết. Còn anh Peter (du khách Mỹ) thì trầm trồ khen con trâu đẹp. Anh bảo: “Lúc đầu tôi cũng sợ, nhỡ may trâu bực mình nó chạy thẳng xuống ruộng thì sao. Nhưng sau đó thì tôi hoàn toàn yên tâm vì trâu được huấn luyện rất chuyên nghiệp. Xem cách đi của nó thì biết…”. Cũng giống anh Peter, anh Token (du khách Úc) tâm sự: "Thật sự khác lạ, chúng tôi được ngồi xe trâu đi tham quan, vừa thong dong lại vừa được nghỉ ngơi, lúc đầu tôi thực sự sợ xe sẽ bị mất kiểm soát, nhưng giờ thì tốt rồi, nhất định tôi sẽ chụp ảnh cũng chú trâu này để về làm kỷ niệm sau khi kết thúc chuyến du lich này".
Trong lúc xe đi vòng quanh làng Bát Tràng, xe trâu lại dừng lại ở một vài điểm để du khách mua sắm đồ gốm sứ hay thăm các xưởng sản xuất. Trong khi đó, chủ trâu lại tranh thủ chút thời gian ngắn ngủi để nghỉ ngơi. Thức ăn đã mang theo sẵn, nước uống cũng được ông chủ sẵn sàng để… “chiêu đãi” chú trâu sau một chuyến hành trình vất vả. “Mỗi ngày một con đã ngốn hơn một gánh cỏ ngon và khoảng 20.000đ tiền cám. Đấy là chưa kể thỉnh thoảng bồi dưỡng cho nó một ít thịt, cá…” - anh Phúc cho biết.
Điểm xuất phát hành trình du lịch được bắt đầu từ UBND xã, rồi vòng quanh làng, thăm lò gốm cổ, các cửa hàng trưng bày sản phẩm cùng một số di tích lịch sử... Điểm dừng cuối cùng của chuyến đi là một lò gốm cổ làm bằng than. Tại đây, khách có thể tự do tham quan các công đoạn để cho ra đời một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, từ khâu đúc khuôn, vẽ hoa văn, cho vào lò nung… Nếu thích, khách có thể tự tay làm cho mình một sản phẩm với sự giúp đỡ của những thợ lành nghề nơi đây. Khi đặt chân xuống đất, kết thúc một chuyến du lịch độc đáo và đầy mới lạ, có thể bạn vẫn còn nguyên cái cảm giác thích thú như vừa mới bắt đầu.
Do lượng khách đến Bát Tràng và có nhu cầu dạo quanh làng gốm bằng xe trâu ngày một đông nên từ tháng 3-2008, Công ty du lịch Minh Hương (thôn Giang Cao) đã cho ra đời thêm hai xe trâu mới, lấy điểm xuất phát là chợ gốm Bát Tràng.
Đi xe trâu khám phá làng gốm Bát Tràng
Xe trâu Bát Tràng phục vụ du khách tham quan làng nghề
Ý tưởng dùng xe trâu như một hình thức quảng cáo đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Liên tục từ tháng 3 năm 2005 đến nay, mỗi ngày hai cỗ xe trâu phục vụ ít nhất là 5, 6 đoàn khách, mỗi đoàn từ 3 đến 10 người. Anh Nguyễn Thế Quang - nhân viên quản lý bán hàng của công ty Minh Hải, cho biết: Không phải ai đến đây cũng có cơ hội đi xe trâu bởi các công ty du lịch đã đăng ký theo tour kín hết cả ngày. Với mức giá khá "mềm" nên tour du lịch đặc biệt này lúc nào cũng đắt khách. Xe trâu lúc nào cũng hoạt động hết công suất, đặc biệt là dịp Tết. Vào những hôm đông khách thỉnh thoảng cũng xuất hiện tình trạng phe vé xe trâu. Nếu so sánh với một vài loại phương tiện du lịch đặc sắc khác như xe ngựa ở Nha Trang, Đà Lạt, xe xích lô ở Hà Nội, Huế, xe lam ở đồng bằng sông Cửu Long... thì xe trâu có nhiều điểm thú vị riêng, đặc biệt đối với du khách nước ngoài, nhiều nhất phải kể đến khách Nhật Bản và châu Âu.
Chị Nguyễn Thị Hương, người đánh xe trâu, cho biết: “Hằng ngày tôi phải đi từ sáng đến chiều mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách. 99% khách đi tour là người Nhật vì họ rất thích loại hình du lịch này, phần lớn họ đặt tour trước khi sang VN”. Đơn cử như, 3 khách du lịch người vùng Kôbê (Nhật Bản) hết giơ hai tay lên trời rồi lại ấp vào ngực để diễn tả cảm xúc khó nói được thành lời sau một tour thăm thú làng gốm cổ bằng xe trâu.  
Bên cạnh sự đổi thay sầm uất của một làng nghề truyền thống, cỗ xe trâu vẫn cần mẫn đi về như tô đậm thêm bức tranh làng quê trong thời kỳ đổi mới, bắt đầu từ ý tưởng và tình yêu quê hương của một anh “trai làng”.